Cách tăng cường hệ miễn dịch nâng cao sức khỏe trong thời điểm giao mùa

Cách tăng cường hệ miễn dịch nâng cao sức khỏe trong thời điểm giao mùa
Saturday,
30/07/2022
Đăng bởi: CÔNG TY VIỆT HÂN

1. Hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động như thế nào?

Các protein được cơ thể tạo ra nhằm mục đích phá huỷ các tế bào bất thường được gọi là kháng thể. Các kháng thể này sẽ giúp cơ thể chống lại các bệnh thông thường hay gặp trong thời điểm giao mùa như cảm cúm, cảm lạnh hay thậm chí bảo vệ cơ thể trước các bệnh nguy hiểm như ung thư hoặc các bệnh liên quan đến tim mạch.

Là một hệ thống phòng ngự của cơ thể, mạng lưới các tế bào của hệ thống miễn dịch rất phức tạp. Mạng lưới này gồm các tế bào, mô và cơ quan kết hợp với nhau nhằm chống lại sự thâm nhập của virus vào cơ thể khiến cơ thể bị bệnh. 

Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ tạo ra một màng chắn bảo vệ cơ thể. Trong trường hợp cơ thể bị tấn công bởi các tác nhân có hại, các tế bào bạch cầu sẽ được tạo ra để tấn công các tác nhân này, thiết lập cơ chế phá huỷ các tác nhân có hại trước khi chúng bắt đầu sinh sôi mà không gây ra bất kỳ tổn hại nào đến cơ thể.

Trong điều kiện bình thường, hệ miễn dịch hoàn toàn có thể giúp cơ thể ngăn chặn các bệnh từ đơn giản đến phức tạp, từ cảm lạnh thông thường cho đến ung thư. Hệ miễn dịch sẽ giúp cơ thể nhận biết các kháng nguyên gây bệnh khác nhau, từ đó thiết lập các cơ chế để loại bỏ các kháng nguyên này ra khỏi cơ thể hoàn toàn.

2. Các cách tăng cường miễn dịch trong thời điểm giao mùa

Hệ miễn dịch trong cơ thể là một cơ chế tự động, nghĩa là nó sẽ không bị tác động bởi các loại thuốc hay chất bổ sung nào trong quá trình cơ thể phát triển. Thay vào đó, có những hoạt động có thể duy trì và phát triển hệ miễn dịch từ những thói quen bình thường hằng ngày. 

Một số thói quen để tăng cường miễn dịch, đặc biệt là tăng cường miễn dịch giao mùa, đó là:

2.1. Thay đổi lối sống

Một trong các điều kiện khiến hệ miễn dịch trở nên yếu đi hoặc hoạt động một cách trì trệ là do việc hình thành các thói quen xấu. Do đó, các bác sĩ, các chuyên gia khuyến cáo rằng việc có một lối sống lành mạnh hơn sẽ giúp cải thiện cơ thể ở trạng thái tốt nhất. 

Giảm bớt căng thẳng là điều thiết thực đầu tiên có thể làm. Căng thẳng kéo dài sẽ khiến cho cơ thể bị suy nhược và ức chế hệ thống miễn dịch, về lâu sẽ dẫn đến kiệt quệ. Các biện pháp thay đổi lành mạnh có thể thực hiện là mát xa, nghe nhạc nhẹ nhàng để thư giãn, ngồi thiền, sử dụng mạng xã hội ít lại,...

Giấc ngủ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thống miễn dịch bởi vì chất lượng giấc ngủ là điều kiện tiên quyết cho một hệ miễn dịch cân bằng. Việc ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp tăng cường miễn dịch rất nhiều.

Thay đổi lối sống lành mạnh

2.2. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên và đều đặn sẽ giúp cơ thể tăng mức IgA. Đây là một loại protein có trong hệ miễn dịch với mục đích giúp cơ thể chống lại các nhiễm trùng cũng như ngăn không cho các tác nhân có hại tiếp xúc với cơ thể. Do đó việc tập thể dục thường xuyên và đều đặn là một thói quen rất tốt giúp tăng cường miễn dịch cũng như duy trì cân nặng ở mức độ ổn định.

Tập thể dục mỗi ngày

2.3. Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ là một điều kiện cần cho một cơ thể khỏe mạnh và một hệ miễn dịch tối ưu nhất. Thực phẩm đóng vai trò cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp kích thích và sản sinh các gen tốt đồng thời vô hiệu hoá các gen xấu trong cơ thể. Cần đảm bảo cơ thể nạp đủ các chất dinh dưỡng cũng như các chất xơ cần thiết trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

Các chế độ ăn uống không lành mạnh không những là nguyên dân dẫn đến các bệnh lý khác, mà còn khiến hệ miễn dịch bị suy giảm. 

Các chế độ ăn giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu có tác dụng chống oxy hoá và tăng cường miễn dịch cũng như sức đề kháng cho cơ thể.

  • Các loại trái cây nên cân nhắc chọn lựa để bổ sung vào cơ thể là quả mọng, cam, quýt, táo, nho, kiwi,..
  • Các loại rau xanh nên ăn thêm là cải xoăn, hành tây, rau chân vịt,..
  • Các loại thực phẩm như tỏi tươi, khoai lang, cà rốt còn có tác dụng kháng sinh và kháng vi rút cho cơ thể.
  • Các loại nấm cũng là loại thực phẩm giúp hỗ trợ chống nhiễm trùng tốt. 
  • Mỗi ngày 1-2ly sữa hạt 22 nutrimix nhập khẩu từ Singapore để tăng cường sức khỏe chủ động.

Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng

2.4. Không lạm dụng các chất kích thích

Các nghiên cứu đã chỉ ra, uống bia hoặc rượu với một lượng vừa đủ sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ gặp các bệnh như tim mạch, tiểu đường. Tuy vậy, lạm dụng các chất này sẽ khiến cơ thể bị ức chế khả năng của các tế bào bạch cầu, do đó làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Các chất kích thích nói chung, đều có ảnh hưởng tương tự đối với hệ miễn dịch của cơ thể.

Lưu ý về lượng rượu uống mỗi ngày của đàn ông không nên quá 2 ly, phụ nữ không nên quá 1 ly. Với liều lượng này, các chất sẽ phát huy được công dụng thay vì các tác hại.

2.5. Tiêm vắc-xin 

Tiêm vắc-xin đầy đủ là cách tăng cường miễn dịch hiệu quả. Một trong các loại vắc xin nên tiêm phòng để tránh các bệnh thường gặp, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp trong thời điểm giao mùa là vắc xin phòng bệnh viêm phổi và vắc xin cúm. Đây là vắc xin khuyến nghị đối với những người có hệ miễn dịch bị yếu do một bệnh nền nào đó gây ra.

Ngoài ra, các loại vắc xin mà trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên cần chích để tăng cường miễn dịch có thể kể đến như: Viêm gan A, B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, quai bị, rubella, viêm màng não, HPV,... 

Sau một thời gian, có thể các kháng thể của các vắc xin sẽ bị hết, do đó ở từng độ tuổi, kẻ cả người lớn và trẻ em nên đi xét nghiệm để kiểm tra xem kháng thể nào còn và kháng thể nào hết, từ đó có kế hoạch tiêm bổ sung. Đối với vắc xin viêm màng não, trẻ sẽ tiêm một lần vào độ tuổi từ 11 đến 12 tuổi và tiêm nhắc lại khi đã đủ 16 tuổi đến 18 tuổi.

 

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo