TẾT ĐOAN NGỌ

TẾT ĐOAN NGỌ
Monday,
30/05/2022
Đăng bởi: CÔNG TY VIỆT HÂN

Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết nửa năm, được tổ chức vào ngày 5-5 Âm lịch hằng năm, đây là một trong những ngày Tết truyền thống của Việt Nam. Hãy cùng 22 Nutrimix tìm hiểu Tết Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ cúng gì? Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ… qua bài viết dưới đây!


1. TẾT ĐOAN NGỌ LÀ GÌ? VÀO LÚC NÀO?
Theo trang wikipedia thì Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương (ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch) là một ngày Tết truyền thống tại một số nước như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Triều Tiên, Nhật Bản. Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa. 

 

Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 1 giờ chiều, và ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Theo triết lý y học Đông Phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan Ngọ đều lên đến tột bậc. 
 

Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên đồng ruộng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. 
 

Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có những nghi thức tục lệ và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau. Dù trải qua lịch sử lâu đời, nhưng đến hiện nay phong tục ý nghĩa này vẫn được lưu truyền và gìn giữ, đặc biệt là ở Việt Nam.
 

Tóm lại, lời giải đáp cho Tết Đoan Ngọ là gì chính là ngày để người dân Việt Nam cúng Tết nửa năm, cầu mong cho sự thuận lợi, may mắn trong cuộc sống.

Tết 5-5 Đoan Ngọ là ngày lễ truyền thống của Việt Nam, mang đậm bản sắc văn hóa, dân tộc.
 
2. NGUỒN GỐC TẾT ĐOAN NGỌ VIỆT NAM


Có 1 số tin rằng Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ Trung Quốc và đây là 1 nét văn hóa bị ảnh hưởng bởi văn hóa trung Hoa. Tuy nhiên, nhìn lại nguồn gốc của những ngày lễ lớn này thì hoàn toàn khác nhau. 

 

Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc là ngày người dân tưởng nhớ vị đại thần tên là Khuất Nguyên, người trung thần yêu nước này bị gian thần hãm hại, nên ông đã uất ức mà tự vẫn ở sông Mịch La và đúng ngày 5-5 Âm Lịch.
 

Trong văn hóa Việt thì ngày mùng 5 tháng Năm âm lịch lại là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:

"Tháng Năm ngày tết Đoan Dương,
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang".

Và đã giải đáp trên, Tết Đoan Ngọ là ngày giân gian diệt trừ sâu bọ gây hại cho mùa màng, từ đó cầu mong cho những điều tốt đẹp, an lành. Có thể thấy rằng, nguồn gốc ở Việt Nam khác xa so với  Trung Quốc.

Phong tục Tết Đoan Ngọ diệt sâu bọ ở Việt Nam được bắt nguồn từ cha ông ta từ xa xưa, chính vì vậy ý kiến “Tết 5-5 bắt nguồn từ Trung Quốc” là không đúng.
Cụ thể, vào thời xa xưa của người dân Việt Nam chúng ta, lúc bấy giờ là thời điểm sau vụ mùa màng thuận lợi. Người dân đang vui mừng vì trúng mùa, tuy nhiên những thực phẩm, cây trái được thu hoạch đều bị sâu bọ phá hoại hoang tàn.
Trong lúc đang buồn rầu, đau đầu tìm cách giải quyết tình trạng oái oăm này, bỗng từ xa có một cụ già đi đến và tự xưng mình là Đôi Truân. Ông đã hướng dẫn cho dân làng cách để diệt trừ đám sâu bọ này.
Dựa theo lời chỉ dẫn của ông, dân làng mỗi nhà đều lập một bàn cúng bao gồm trái cây, bánh tro, sau đó ra trước sân nhà mình để tập thể dục. Chỉ một thời gian ngắn, từng đàn, từng lũ sâu bọ lần lượt chết đi.
Cụ Đôi Truân còn bảo rằng, vào ngày này hằng năm lũ sâu bọ phá hoại này thường rất hung hăng, cứ làm theo cách này sẽ trị được chúng.

Truyền thống của ngày Tết Đoan Ngọ Việt Nam chính là ngày để diệt trừ sâu bọ, phá hoại mùa màng, giúp dân làng thuận lợi.
 
Để bày tỏ lòng biết ơn vị ân nhân này, người dân lựa chọn vào đúng ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch là ngày Tết Đoan Ngọ diệt sâu bọ. Bên cạnh đó, người ta còn gọi “Đoan Ngọ” là vì mâm cúng để diệt trừ sâu bọ thường diễn ra vào giờ giữa trưa.
 

3. Ý NGHĨA TẾT ĐOAN NGỌ Ở VIỆT NAM


Ngoài là ngày lễ diệt trừ sâu bọ phá hoại mùa màng, ngày Tết nửa năm này ở Việt Nam còn được “Việt hóa” thành ngày lễ thờ cúng tổ tiên, ngày mà những người thân trong gia đình tề tựu và sum vầy.

Dù là thời buổi hiện đại, nhưng ở Việt Nam vẫn rất coi trọng ngày lễ này. Ngoài Tết Nguyên Đán, có lẽ chỉ có Tết nửa năm mới là dịp để con cháu, anh em, người thân trong cùng một gia đình tụ họp với nhau để trải qua ngày lễ ấm áp.

Tết 5-5 ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, là ngày gia đình quây quần, sum họp cùng nhau

Hằng năm, vào Tết Đoan Ngọ 5-5 Âm lịch, không khí của cả làng xóm thường sẽ náo nhiệt, nhộn nhịp thấy rõ. Nhà nào nhà nấy cũng đều tất bật chuẩn bị những món đồ thịnh soạn để chuẩn bị mâm cúng quan trọng này.
Sau lễ cúng, cả nhà sẽ cùng nhau tận hưởng, ăn uống những món đồ đã cúng, với mục đích cầu tài lộc, may mắn và bình an. 

4. TẾT ĐOAN NGỌ Ở VIỆT NAM CÚNG GÌ?


Vậy những món ăn nào được sử dụng trong dịp 5-5? Điều này cũng phản ánh rõ nét qua ẩm thực vùng miền.

 

Ở Nam Trung Bộ và Miền Nam, thì bánh tro (bánh gio, bánh ú, bánh âm) trở thành món ăn truyền thống vào dịp Đoan Ngọ. Bánh tro được làm bằng gạo đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối. Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật.
Ở Bắc Trung bộ và Miền Bắc thì các gia đình thường chọn Vịt làm món chính trong dịp này vì Vịt được xem như có tác dụng giải nhiệt, vì thế giai đoạn này hoạt động mua bán Vịt ở 2 khu vực này khá náo nhiệt.
Cơm rượu hay cái rượu cũng là món ăn được nhiều người ưa thích trong tết Đoan ngọ; uống rượu hoặc ăn rượu nếp để giết sâu bọ.
Chè hạt sen nấu cùng bột sắn dây và chè đậu đen cũng có tác dụng giải nhiệt nên rất được yêu thích và nhiều gia đình lựa chọn làm món tráng miệng.
Tiết trời tháng 5 nắng nóng nên rất nhiều món ăn có tính giải nhiệt được chọn lựa phục vụ nhu cầu ăn uống trong dịp này.

5. CHIA SẼ ĐÔI NÉT VỀ 5-5 Ở SINGAPORE

70% dân số Singapore là gốc Hoa, vì thế ngày 5-5 cũng khá rộn ràng náo nhiệt. Người Hoa ở Singapore cũng làm 1 mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, cũng có con cháu sum vầy quây quần bên nhau. Món “Bánh Chưng” của người Hoa không phải nấu vào dịp Tết Nguyên Đán như người Việt mình mà lại là món chính trong dịp 5-5 này. Gọi là “bánh chưng” vì nhân cũng được làm bằng gạo nếp ngâm, cũng có thịt hoặc đậu. Người Việt xa quê ở Singapore đôi khi ăn món này để tạm thời khỏa lấp nỗi nhớ nhung hương vị bánh chưng quê nhà.

Tuy nhiên, “bánh chưng” người Hoa nhỏ, mang hình tam giác, nấu chỉ tầm 4 tiếng, thịt không mềm và mỡ không tan trong miệng như bánh chưng Việt Nam. Tên gọi đúng là Zongzi hay Bak Chang (tiếng Phúc Kiến, Bak = Thịt, chang = lúa nếp, dịch sát nghĩa là bánh nếp thịt), tên tiếng anh là Dumpling.

 

Và ở đây cũng có bánh tro như ở Việt Nam và chấm cùng đường (thường là đường đen được xay nhuyễn).

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo